MỤC LỤC
1. Lời khuyên của luật sư tại Mỹ về lập hợp đồng hôn nhân
“Tôi khuyên các đôi đừng cưới nhau nếu không lập hợp đồng hôn nhân” Luật sư tại Mỹ đang đau đầu khi số vụ ly hôn tăng mạnh như một phần tác động của đại dịch. Họ kêu gọi các đôi lập hợp đồng tiền hôn nhân và hợp đồng hậu hôn nhân để tự bảo vệ tài sản mỗi người.
Đại dịch đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong đời sống và tình yêu cũng không phải là ngoại lệ (theo Bloomberg).
Tỷ lệ ly hôn tại nhiều quốc gia gia tăng đột biến sau đại dịch. Trước tình trạng này, các luật sư chuyên giải quyết các vụ ly hôn tại Mỹ đang phải đưa ra nhiều lời khuyên cho những ai có ý định kết hôn để tránh xảy ra tranh chấp sau này.
“Lời khuyên tôi thường nói với những khách hàng giàu có của mình là đừng xác định chung sống lâu dài với ai đó mà không lập hợp đồng hôn nhân. Đây có thể là câu nói đùa nhưng với nhiều người, việc này hoàn toàn cần thiết, nhất là trong năm nay”, Sandra Mendell, luật sư thuộc Jaffe Family Law Group tại Los Angeles (Mỹ), cho hay.
Các quy tắc phân chia tài sản vợ chồng ở Mỹ khá phức tạp. Mỗi tiểu bang đều có quy chế riêng và trong nhiều trường hợp, yếu tố công bằng giữa hai bên bị bỏ qua.
“Bạn có thể mất tài sản nếu chủ quan về mặt pháp lý. Ví dụ, nếu một người ở California đã kết hôn thế chấp ngôi nhà của mình, ngay cả khi cô ấy sở hữu hoàn toàn bất động sản, người phối ngẫu vẫn có một số quyền lợi nhất định. Đó là bởi tất cả tiền thu được từ các khoản vay được coi là tài sản cộng đồng ở bang này”, luật sư Mendell dẫn chứng.
Lập hợp đồng hôn nhân (thỏa thuận tiền hôn nhân). Hình thành thỏa thuận tài chính khi hai người về chung sống cùng nhau, ví dụ như ai thanh toán các hóa đơn hoặc các khoản tín dụng, thuế, phân chia tài sản sau khi chết.
Ngoài ra, thỏa thuận hậu hôn nhân – hình thành sau khi kết hôn – cũng cần thiết lập để trình bày rõ ai là người sở hữu những gì trong hôn nhân.
“Cái gọi là hợp đồng có thể sẽ khiến hai bên rất khó xử ban đầu nhưng là thứ cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mỗi người khi xảy ra tranh chấp”, luật sư Mendell nói.
“Lời khuyên của tôi là soạn thảo một thỏa thuận sau khi cưới nhau có nội dung ‘Tôi sở hữu hoàn toàn hai phần ba tài sản này, phần còn lại là tài sản hình thành sau hôn nhân’”, Nancy Chemtob, luật sư tại ở Manhattan (New York), từng xử lý vụ ly hôn của nhiều người nổi tiếng, nói.
Nhà lập kế hoạch tài chính Dana Levit của Paragon Financial Advisors ở Newton, bang Massachusetts cho hay trụ cột chính trong gia đình hay vợ/chồng không đi làm là những người thường cảm thấy bị xâm phạm tài chính nhiều nhất khi ly hôn.
Jordin Wiggins (32 tuổi), đến từ Toronto (Canada), gần đây đã chia tay với người bạn đời của mình sau 9 năm chung sống.
“Hợp đồng thỏa thuận nói rằng nếu ly dị, chúng tôi sẽ rời đi với bất cứ thứ gì chúng tôi sở hữu trước đó. Không có sự hỗ trợ của vợ dành cho chồng và ngược lại. Vì vậy, chúng tôi chia đôi lợi nhuận tiền bán ngôi nhà của cả hai và đi theo con đường riêng”, cô nói.
Lệ phí pháp lý cho vụ ly dị tốn 2.000 USD. Wiggins lập thỏa thuận tiền hôn nhân vì cô có một phòng khám sức khỏe dành cho phụ nữ ở Toronto và muốn giữ 100% quyền sở hữu.
“Tôi biết rất nhiều người giữ mối quan hệ vì họ sợ ly hôn sẽ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của họ. Tất cả đều nghĩ rằng mình sẽ không phải giành giật tài sản của mình khỏi vợ/chồng nhưng chúng ta sẽ phải làm vậy khi ra tòa”, cô nói.
2. Hợp đồng hôn nhân có hợp pháp không ?
Ở nhiều nơi trên thế giới, việc các cặp đôi thiết lập hợp đồng hôn nhân trước khi kết hôn trở nên phổ biến.
Có thể hiểu hợp đồng hôn nhân là sự thỏa thuận giữa vợ và chồng về quan hệ hôn nhân giữa hai người. Trong đó, chế độ hôn nhân gồm toàn bộ những quy định về kết hôn; ly hôn; quyền nghĩa vụ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng,….
Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể nào về vấn đề hợp đồng hôn nhân ngoài thỏa thuận về chế độ tài sản trước, trong và sau thời kỳ hôn nhân.
Theo đó, bất cứ loại hợp đồng nào không nhằm mục đích xây dựng gia đình mà chỉ lợi dụng việc kết hôn để thực hiện mục đích khác: Xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, nước ngoại… là trái pháp luật và sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm khắc.
Ngoài ra, hiện nay, theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, giữa vợ chồng chỉ có thỏa thuận về chế độ tài sản là dạng thỏa thuận có thể lập thành hợp đồng. Thỏa thuận này phải lập trước khi kết hôn dưới hình thức là văn bản có công chứng hoặc chứng thực và được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Trong đó, nội dung của văn bản này là thỏa thuận về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của mỗi người đối với các khối tài sản này; điều kiện, thủ tục phân chia tài sản khi ly hôn.
Như vậy, ngoài hợp đồng hay còn gọi là văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thì những thỏa thuận khác đều không được pháp luật quy định.
Đặc biệt những hợp đồng hôn nhân vì mục đích trục lợi, hợp đồng lập ra để kết hôn giả là những hợp đồng vi phạm pháp luật.
3. Lợi ích của lập hợp đồng hôn nhân là gì ?
Tổng thống Trump từng chia sẻ: “Tôi khuyên các bạn nên có bản hợp đồng tiền hôn nhân, đó không phải vì không tin tưởng vào người bạn đời của mình mà đơn giản để tránh những cái rắc rối về sau”.
– Phân định rõ ràng tài sản riêng, tài sản chung của vợ, chồng, tránh mẫu thuẫn về tiền bạc, tài sản
Hợp đồng hôn nhân (hợp đồng thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn) được thiết lập nhằm phân định rõ ràng tài sản nào là tài sản riêng của từng người, tài sản nào là tài sản chung, tài sản nào được thừa kế, được tặng cho riêng mà người có tài sản muốn giữ làm tài sản riêng.
– Tiết kiệm chi phí, quá trình giải quyết nhanh chóng nếu xảy ra ly hôn
Trong những vụ án ly hôn, tranh chấp về tài sản sẽ cần nhiều thời gian, chi phí để thẩm định và phân chia nhất. Vì vậy, khi đã có những thỏa thuận rõ ràng và hợp pháp thì việc giải quyết tại Tòa án sẽ nhanh chóng hơn.
4. Vợ chồng có thể lập hợp đồng hôn nhân trước khi kết hôn không ?
Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Ở nhiều nơi trên thế giới, việc các cặp đôi thiết lập hợp đồng hôn nhân trước khi kết hôn (chế độ tài sản theo thỏa thuận) trở nên phổ biến.
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Nội dung cơ bản của hợp đồng hôn nhân, thỏa thuận về chế độ tài sản gồm những thông tin gì ?
– Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
– Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
– Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
– Nội dung khác có liên quan;
Xem thêm : Tải về mẫu hợp đồng hôn nhân mới nhất
Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.
5. Hợp đồng hôn nhân bị vô hiệu trong những trường hợp nào ?
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
– Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình;
– Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
Ví dụ : Ông A đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh B. Sau đó ông A kết hôn với bà C và thỏa thuận chuyển giao toàn bộ tài sản của mình cho bà C, do đó, không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh B. Trong trường hợp này thỏa thuận về tài sản giữa ông A và bà C bị vô hiệu.
Ví dụ : Anh A có con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Sau đó, anh A kết hôn với chị B. Anh A và chị B đã thỏa thuận lập hợp đồng hôn nhân, trong đó có nội dung toàn bộ tài sản của anh A sẽ do chị B thừa hưởng khi anh A chết. Trong trường hợp này, nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản giữa anh A và chị B bị vô hiệu đối với phần tài sản của anh A mà người con bị mất năng lực hành vi dân sự được thừa kế theo quy định của pháp luật.
Xem thêm :
- Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo quy định mới nhất
- Cách chứng minh tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn
Nhấn vào đây để quay về chuyên trang luật sư tư vấn ly hôn hoặc liên hệ luật sư tư vấn thủ tục ly hôn : 0904 902 429