Giành quyền nuôi con khi dì ghẻ đánh đập con thế nào ?

1128

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Trong trường hợp ban đầu hai vợ chồng đã thỏa thuận được con sẽ do người chồng nuôi hoặc được Tòa quyết định giao cho người chồng trực tiếp nuôi, giờ người mẹ muốn đổi người trực tiếp nuôi con thì căn cứ vào Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người mẹ phải gửi yêu cầu đến Tòa án nhân dân để làm thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Theo đó, dựa theo các căn cứ sau đây:

– Do cha mẹ thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

– Người hiện tại đang nuôi còn không còn đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con

– Nếu con bạn từ đủ 7 tuổi thì có thể xem xét nguyện vọng của con

Do vậy, trong trường hợp này, trước hết người mẹ nên thỏa thuận với chồng cũ xem có đồng ý để đổi người trực tiếp nuôi con được không?

Trường hợp xấu mà chồng cũ không đồng ý thì người mẹ phải chứng minh được chồng cũ của mình hiện tại không còn đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con:

– Hiện tại chồng cũ đã cưới người khác đồng nghĩa với việc người chồng sẽ có con với người phụ nữ đó, sẽ không còn nhiều thời gian dành cho con của bạn nữa.

– Trong trường hợp, người vợ hai của chồng cũ có hành vi đánh đập con riêng của chồng, như vậy việc người con sống với bố sẽ không được chăm sóc cẩn thận, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường tốt nhất.

Khi đó, người mẹ phải tìm và lưu lại các chứng cứ để chứng minh hành vi đánh con của người mẹ kế này. Không chỉ vậy, người mẹ có thể tố cáo người vợ hai của chồng cũ về hành vi hành hạ, đánh đập con bạn bởi hành vi đánh con cái là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo đó, nếu hành vi bạo lực chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng và chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm để xử lý hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính dưới hình thức phạt tiền và thực hiện các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 49, Điều 51 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

Điều 49 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này”.

Trong trường hợp hành vi có tính chất nghiêm trọng, cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

1. Hồ sơ khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Đơn khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con (gửi đến Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bị đơn cư trú)

– Quyết định, bản án ly hôn (bản sao có công chứng hoặc chứng thực).

– Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao có công chứng hoặc chứng thực)

– Giấy khai sinh của con (bản sao có công chứng hoặc chứng thực)

– Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con của người khởi kiện.

Xem thêm : Tải đơn khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

2. Để giành quyền nuôi con khi ly hôn thì phải chứng minh những gì ?

Để được giành quyền nuôi con khi ly hôn, cha/mẹ phải chứng minh mình có đủ các điều kiện kinh tế và tinh thần để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt: trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục …

+Về điều kiện kinh tế: phải chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập đảm bảo, tài sản, nơi ở ổn định…

+Về tinh thần : phải chứng minh bản thân có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, …

Ngoài ra, cha/mẹ có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái như : thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định, không có thời gian nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con ….

Nhấn vào đây để quay về chuyên trang luật sư tư vấn ly hôn hoặc liên hệ luật sư tư vấn thủ tục ly hôn : 0904 902 429