Tội giết người bị xử lý như thế nào ?

1747

Tội giết người là hành vi đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ.

A. Các dấu hiệu pháp lý của tội giết người

1) Khách thể của tội giết người

Tội phạm này xâm phạm quyền sống của người khác.

2) Mặt khách quan của tội giết người

a) Hành vi khách quan của tội phạm :

Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác.

Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Những hành vi không có khả năng này không thể là hành vi khách quan của tội giết người. Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người có thể là hành động như hành động bắn, đâm, chém…

Hành vi khách quan của tội giết người cũng còn có thể là không hành động. Đó là những trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động, phải làm những việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của người khác nhưng họ đã không hành động, không thực hiện những việc làm đó. Không hành động của họ trong những trường hợp này cũng có khả năng gây ra cái chết cho con người.

Ví dụ: Không hành động của người mẹ không cho con mình bú (dẫn đến đứa bé bị chết).

Đối tượng của hành vi tước đoạt tính mạng chỉ có thể là người đang sống. Thời điểm bắt đầu của con người đang được tính từ thời điểm được sinh ra và kết thúc khi sự sống thực sự chấm dứt.

Hành vi tước đoạt tính mạng được coi là hành vi khách quan của tội giết người phải là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác.

Hành vi tự tước đoạt tính mạng của chính mình không thuộc hành vi khách quan của tội giết người. Những hành vi gây ra cái chết cho người khác được pháp luật cho phép cũng không phải là hành vi khách quan của tội giết người.

Ví dụ: hành vi tước đoạt tính mạng người khác trong trường hợp phòng vệ chính đáng hay trong trường hợp thi hành bản án tử hình.

Trong thực tiễn xét xử còn gặp những trường hợp tước đoạt tính mạng người khác do được sự đồng ý của nạn nhân. Động cơ của những hành vi này có thể khác nhau. Trong đó có những động cơ mang tính nhân đạo.

Ví dụ: tước đoạt tính mạng người bị mắc bệnh hiểm nghèo, nhằm tránh đau khổ kéo dài cho họ. Theo luật hình sự Việt Nam, những trường hợp này cũng bị coi là trái pháp luật.

b) Hậu quả của tội phạm :

Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP (cấu thành tội phạm), tội giết người là hậu quả chết người. Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội bị coi là tội giết người chưa đạt hoặc là tội cố ý gây thương tích, tuỳ thuộc của người phạm tội.

c) QHNQ (quan hệ nhân quả) giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người :

Về nguyên tắc, người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm về hậu quả nguy hiểm cho xã hội do chính hành vi của gây ra. Nguyên tắc này đòi hỏi phải xác định hậu quả người có QHNQ với hành vi khách quan của người bị buộc phải chịu TNHS về tội giết người (hoàn thành).

Như vậy, việc xác định mối QHNQ là điều kiện cần thiết để có thể buộc người có hành vi tước đoạt trái pháp luật, tính mạng người khác phải chịu trách nhiệm về hậu quả chết người đã xảy ra. Người có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác chỉ phải chịu TNHS về hậu quả chết người đã xảy ra nếu hành vi họ đã thực hiện là nguyên nhân của hậu quả chết người đã xảy ra đó. Việc xác định này trong nhiều trường hợp cũng hết sức phức tạp, đòi hỏi có sự hỗ trợ của giám định pháp y.

3) Mặt chủ quan của tội giết người

a) Lỗi của người phạm tội giết người là lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.

Trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra (hoặc tất nhiên xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi phạm tội.

Trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng để đạt được mục đích của mình người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra hay nói cách khác, họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó (nếu xảy ra).

Ở đây cần chú ý: Chỉ có thể có lỗi cố ý gián tiếp nếu người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra. Nếu đã thấy trước hậu quả chết người tất nhiên xảy ra thì chỉ có thể là cố ý trực tiếp.

Trong trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra việc xác định lỗi là cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không có ý nghĩa trong việc định tội, nhưng việc xác định này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan những hậu quả chết người chưa xảy ra. Cụ thể:

+ Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt;

+ Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích (nếu thương tích xảy ra thoả mãn đòi hỏi của CTTP tội này) mà không phải chịu TNHS về tội giết người chưa đạt).

Trong thực tiễn áp dụng luật hình sự, việc xác định lỗi cố y trực tiếp hay cố ý gián tiếp không phải luôn luôn đơn giản mà trong nhiều trường hợp hết sức phức tạp. Việc xác định lỗi còn đặc biệt phức tạp hơn trong những trường hợp xác định lỗi cố ý gián tiếp hay chỉ là lỗi vô ý vì quá tự tin hậu quả chết người.

b) Mục đích, động cơ phạm tội :

Mục đích, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu buộc của cấu thành tội phạm tội giết người. Hành vi giết người có mục đích chống chính quyền nhân dân cấu thành tội khủng bố. Động cơ phạm tội tuy không có ý nghĩa trong định tội nhưng một số động cơ phạm tội được quy định là tình tiết định khung tăng nặng.

4) Chủ thể của tội giết người

Là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Xem thêm :

Liên hệ luật sư tư vấn hình sự : 0913 597 479  ; 0904 902 429 

B. Khung hình phạt đối với tội giết người

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Xem thêm :

C. Một số bản án về tội giết người

1) Bản án 01

Khoảng 19 giờ, ngày 27/12/2018, Trần Văn B, Nguyễn Văn H, Trần Văn N đến quán Karaoke N, tại số nhà 35 đường N, thị trấn E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk, dự tiệc sinh nhật của Lê Ngọc S;

Đến khoảng 20 giờ 30 phút cùng ngày, mọi người đi về, thì Trần Văn B và Trần Văn N cãi nhau và đánh nhau trước quán Karaoke. Nguyễn Văn H là bạn của B, đã chạy đến cùng với B đánh N ngã xuống đất; Được mọi người can ngăn, N đứng dậy bỏ chạy, thì H và B đuổi theo đánh N. Trong lúc đuổi đánh N, H lấy con dao bấm trong túi quần nhưng không bật lưỡi dao và dùng cán dao đánh vào ngực N, gây thương tích cho N, còn B dùng tay chân đánh N, làm N ngã xuống đất; N đứng dậy, lấy con dao bấm trong túi quần và bật lưỡi dao ra đánh lại H. H bỏ chạy, thì B xông vào đánh nhau với N; N đã dùng con dao bấm đâm một nhát vào ngực trái của B, làm B ngã gục tại chỗ và chết trên đường đi cấp cứu.

Ngày 31/12/2018, N đến cơ quan Công an huyện E đầu thú …

Quyết định của Tòa án :

Tuyên bố bị cáo Trần Văn N phạm tội Giết người.

Áp dụng khoản 2 Điều 123; các điểm b, e, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS xử phạt : Trần Văn N 08 năm tù về tội giết người, thời hạn chấp hành hình phạt tù được tính từ ngày bắt tạm giữ 31/12/2018 …

Liên hệ luật sư tư vấn hình sự : 0913 597 479  ; 0904 902 429